• Trang chủ
  • Tại sao người ta mắc nghiện
  • Làm gì khi người thân mắc nghiện?
  • Tư vấn cai nghiện
  • Hỏi đáp về Rượu
  • Chuyện người trong cuộc
  • Liên hệ

Lạm dụng ma túy

  • Nghiện ma túy là gì?
  • Cắt cơn
  • naltrexone
  • Tin tức mới
  • Ma túy đá
  • Thuốc cai nghiện thuốc lá

Cai nghiện rượu

  • Nhận biết nghiện rượu
  • Cai rượu bằng Naltrexone
  • Thuốc cai rượu Disulfiram
  • Thuốc cai rượu Acamprosate
  • Cách cai nghiện rượu
  • Điều trị nghiện rượu
  • Cai rượu bằng thuốc TOPIRAMATE

Trầm cảm, lo âu

  • Hội chứng trầm cảm
  • Rối loạn hỗn hợp lo âu- trầm cảm
  • Rối loạn dạng cơ thể
  • Những bệnh tật phát sinh từ ý nghĩ
  • Nhiều người mắc bệnh tâm thần mà không biết
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Nghĩ làm sao, bệnh “chiêm bao” làm vậy
  • Sức “tàn phá” của ý nghĩ
  • Tôi từng muốn tự tử vì trầm cảm nặng
  • Trầm cảm sau sinh
  • Trẻ em có nên dùng thuốc chống trầm cảm không?

Các rối loạn tâm thần khác

  • Rối loạn tâm thần thực tổn
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các rối loạn hành vi
  • Khái niệm cơ bản về sức khỏe tâm thần
  • Các rối loạn tâm thần khác

Stress

  • Stress là gì
  • Các rối loạn liên quan tới Stress
  • Dấu hiệu của Stress

Chuyên mục được quan tâm

    Thuốc cai nghiện thuốc lá

    • Thuốc cai nghiện thuốc lá

    Stress

      Album Ảnh

      Video



      Tôi muốn hỏi bác sĩ về việc sử dụng rượu/ma túy của tôi/người thân tôi, đặt câu hỏi tại đây



      Chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần 


      Tổ chức y tế thế giới và chiến lư­ợc SKTT

      Theo Báo cáo y tế thế giới (2001), những rối loạn tâm thần và hành vi chiếm khoảng 12% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, vậy mà chi phí cho SKTT ở các nước chỉ chiếm dưới 1% chi phí cho sức khỏe. Tương quan giữa gánh nặng bệnh tật và chi phí cho bệnh tật như vậy là chưa hợp lý. Ngoài ra có hơn 40% các nước chưa có chiến lược về SKTT và trên 30% các nước chưa có chương trình quốc gia về SKTT. Hơn thế nữa, chính sách về rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và vị thành niên hầu như chưa có trong quy hoạch của ngành y tế, gây nên gánh nặng đáng kể về kinh tế cho bệnh nhân và gia đình họ, do đó những sự chịu đựng cứ tiếp diễn và khó khăn thì chồng chất thêm.

      Để giảm bớt gánh nặng do rối loạn SKTT, dưới góc độ sức khoẻ cộng đồng, cần thực hiện các nội dung dưới đây:
      ·    Xây dựng chiến lược cải thiện sức khỏe tâm thần cho cộng đồng
      ·    Đảm bảo tiếp cận được các dịch vụ y tế phù hợp và hiệu quả về giá cả, bao gồm cả phương diện tăng cường sức khoẻ tâm thần, cả các dịch vụ dự phòng
      ·    Đảm bảo chăm sóc phù hợp và bảo vệ quyền con người đối với những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nặng đang sống ở những cơ sở từ thiện
      ·    Đánh giá và quản lý vấn đề SKTT tại cộng đồng, kể cả những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ và người già
      ·    Tăng cường lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố nguy cơ đối với các rối loạn SKTT và hành vi như môi trường gia đình không bền vững, lạm dụng sự thiếu nghỉ ngơi
      ·    Hỗ trợ cho cuộc sống gia đình ổn định, gắn kết xã hội và phát triển nhân văn
      ·    Tăng cường các nghiên cứu nguyên nhân của các rối loạn tâm thần và hành vi, phát triển các liệu pháp điều trị hiệu quả, đồng thời giám sát và đánh giá hệ thống SKTT

      WHO khuyến cáo mười hành động để nâng cao sức khoẻ tâm thần cho cộng đồng, gồm:
      1.      Cung cấp dịch vụ điều trị trong CSSK ban đầu: quản lý và điều trị các rối loạn sức khoẻ tâm thần trong CSSK ban đầu là bước cơ bản để nhiều người có thể sớm tiếp cận với các dịch vụ
      2.      Dễ tiếp cận với các thuốc tâm thần: Các thuốc tâm thần thiết yếu cần được cung cấp ổn định ở các cấp
      3.      Chăm sóc ngay tại cộng đồng: CSSK ngay tại cộng đồng hiệu quả hơn so với chăm sóc tại cơ sở điều trị không chỉ về kinh tế, mà cả đối với người bệnh, giúp cho can thiệp sớm hơn và hạn chế sự dấu bệnh do phải đi điều trị
      4.      Giáo dục quần chúng để có hiểu biết đúng về bệnh tâm thần và tiếp cận với thầy thuốc sớm nhằm giảm tỷ lệ rối loạn tâm thần, tăng khả năng điều trị và khả năng phục hồi
      5.      Lôi cuốn cộng đồng, gia đình và người dân cùng tham gia xây dựng chính sách, chương trình và cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân
      6.      Xây dựng các chính sách, chương trình và pháp lệnh: đây là những bước cần thiết cho hành động được bền vững. Những chiến lược, chính sách này cần dựa trên cơ sở hiểu biết và nhận thức của cộng đồng và quyền con người. Các nước cần tăng ngân sách cho các chương trình quốc gia về SKTT
      7.      Phát triển nguồn nhân lực: đa số các nước đang phát triển cần phải tăng về số lượng và cải thiện việc đào tạo số nhân viên y tế, đặc biệt là nhân viên y tế về SKTT để họ có thể đảm đương các chương trình  CSSK
      8.      Phối hợp với các ngành: giáo dục, lao động, phúc lợi và tư pháp, với các tổ chức phi chính phủ trong việc cải thiện sức khoẻ tâm thần cho cộng đồng
      9.      Giám sát sức khoẻ tâm thần của cộng đồng: bằng cách đưa các chỉ số về SKTT vào hệ thống thông tin và báo cáo, đặc biệt số người bị rối loạn sứckhoẻ tâm thần, chất lượng chăm sóc...
      10.  Hỗ trợ các nghiên cứu khoa học: những nghiên cứu về phương diện sinh học và tâm lý của sức khoẻ tâm thần cần được hỗ trợ nghiên cứu để tăng thêm hiểu biết về bệnh này, trên cơ sở đó sẽ có các can thiệp phù hợp và hiệu quả.

      Chiến lược SKTT của khu vực Tây Thái bình dương

      Theo báo cáo của WHO khu vực Tây thái bình dương trong năm 2000, gánh nặng bệnh tật do bệnh tâm thần chiếm 14,7% trong tổng số những năm sống
      phải điều chỉnh do bệnh (DALYs) của cả khu vực. Cũng như các khu vực khác trên thế giới, trong khu vực này chỉ có một số ít những người có dấu hiệu tâm thần được điều trị do thiếu nguồn lực và cơ sở vật chất, hoặc phân bổ cơ sở điều trị không hợp lý, do nhận thức không đúng đắn của cộng đồng... Những nguyên nhân này làm hạn chế khả năng chữa trị kịp thời và phục hồi của các bệnh nhân. Xuất phát từ thực tế trên, Tổ chức y tế khu vực Tây thái bình dương đã đưa ra Chiến lược về SKTT năm 2001, trong đó có các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản đối với các nước trong việc xây dựng chiến lược và chương trình về SKTT riêng cho mỗi nước. Mục tiêu chính của chiến lược này là:
      1.    Giảm gánh nặng về con người, xã hội và kinh tế do các rối loạn tâm thần và thần kinh, bao gồm cả mất khả năng trí tuệ và dư thừa chất.
      2.    Tăng cường sức khỏe tâm thần.
      3.    Gây sự quan tâm thích hợp về tâm lý trong Chăm sóc sức khỏe và Cải thiện chất lượng cuộc sống.
      Để đạt được các mục tiêu trên, Tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái bình dương đã đề xuất 6 cách tiếp cận sau:
      1.    Cung cấp thông tin và lời khuyên về SKTT, huy động nguồn lực trong khu vực cho các dịch vụ và tăng cường sức khỏe
      2.    Lồng ghép các dịch vụ y tế với chăm sóc sức khỏe nói chung và gắn kết nó với các dịch vụ xã  hội và cộng đồng.
      3.    Động viên các nhà làm chính sách trong các lĩnh vực giáo dục, phúc lợi, nhà ở, sử dụng lao động hợp lý, ra các quyết sách cải thiện thay vì hứa hẹn về SKTT cho người dân.
      4.    Thông qua và xem xét lại các chính sách và pháp lệnh liên quan về SKTT.
      5.    Nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan tới các chương trình về SKTT.
      6.    Dự phòng ngăn chặn các trường hợp tự  tử,  một tình trạng khá phổ biến hiện nay.



      28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

      Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

      Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916316 028

          Tổng số lượt truy cập: 1387098 Số người đang online: 240
          “ Hãy từ bỏ ma túy để tìm lại giá trị đích thực của mình ”
          Copyright © 2012 Tuvancairuou.com - tuvanmatuy.com All Rights Reserved.


          Thiết kế và Quảng cáo :

          Quang cao tren google và  quang cao tren mang bởi Công ty VNPEC

          Links:cai nghiện ma túy, cai nghien ma tuy, cai nghiện ma túy tại nhà, cách cai nghiện ma túy, phương pháp cai nghiện ma túy, thuốc cai nghiện ma túy, tác dụng của các loại thuốc cai nghiện ma túy, hướng ẫn sử dụng thuốc cai nghiện,cai nghiện, nguyên nhân nghiện, tư vấn cai nghiện ma túy, tu van cai nghien mua thuoc cai nghien o dau tac hai cua nghien ma tuy cai nghien tai nha tress Giày tây nam