
ĐIỀU TRỊ ĐỂ BỎ HẲN
Các phương pháp điều trị để bỏ hẳn bao gồm điều trị bằng naltrexone, chương trình phục hồi nội trú, nhóm tương trợ và tư vấn tâm lý. Những chương trình điều trị này thường dành cho những người đã cắt cơn nghiện heroin. Tuy nhiên, cố vấn tâm lý và nhóm tương trợ cũng có ích cho những người trong chương trình methadone hoặc buprenorphine.
Thuốc naltrexone là gì?
Naltrexone là một loại thuốc được bác sĩ kê đơn dài hạn để giúp người cai nghiện ngưng sử dụng heroin trở lại sau khi đã cắt cơn nghiện. Naltrexone vô hiệu hóa tác dụng của heroin và các chất thuộc nhóm thuốc phiện. Một liều naltrexone mạnh có thể có tác dụng đến 72 giờ.
Điều trị bằng naltrexone bao gồm những gì?
Thường thì mỗi ngày uống một liều, khoảng 50mg. Có thể uống hai (hay ba) ngày một lần với liều thuốc cao hơn. Sau khi dùng naltrexone, heroin sẽ không làm cho người ta thấy phê nữa và sẽ ngưng sử dụng.
Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng naltrexone
Cơ thể người sử dụng phải hoàn toàn sạch heroin trước khi uống liều naltrexone đầu tiên, nếu không sẽ bị vã thuốc đột ngột và có thể vã thuốc trầm trọng. Naltrexone không phải là thuốc thay thế heroin. Naltrexone không tạo ra cảm giác đê mê như heroin. Naltrexone cũng không phải là chất gây nghiện và dùng lâu cũng không bị nhờn (không phải tăng liều). Naltrexone có tác dụng giống như Narcan®, một loại thuốc dùng để hồi sinh những người bị quá liều heroin, nhưng naltrexone có tác dụng lâu hơn.
Nói chung, tỷ lệ bỏ cuộc của chương trình này tương đối cao.
Cấy naltrexone dưới da đang được thử nghiệm tại một số nơi để xem mức độ hiệu nghiệm của cách điều trị này. Naltrexone ở dạng cấy chưa được chính thức cho sử dụng tại Việt Nam và việc cấy naltrexone được coi như đang ở trong giai đoạn thí nghiệm. Naltrexone ở dạng viên có thương hiệu là Revia®, Depade, Nodict, Natrex, Abernil và hiện tại chỉ được mua theo toa bác sĩ.
Bác sĩ nào cũng có thể kê đơn naltrexone, nhưng nên tìm một bác sĩ có kinh nghiệm vè điều trị ma túy và rượu để được cố vấn tâm lý và hỗ trợ tốt hơn. Naltrexone cũng được sử dụng để trị nghiện rượu. Khi bắt đầu chương trình điều trị bằng naltrexone, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tìm một người để hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân trong thời gian điều trị. Vì nếu bệnh nhân được hỗ trợ thì kết quả điều trị cũng thường khá hơn. Nếu bạn là người chăm sóc, một trong những trách nhiệm của bạn là phải giám sát việc uống thuốc naltrexone. Hãy làm sao cho vai trò giám sát được rõ ràng và thông báo cho bác sĩ biết nếu có vấn đề gì xảy ra. Giám sát có thể gây khó chịu và xung đột có thể xảy ra. Và nên nhớ rằng quyết định điều trị hay không vẫn thuộc về người cai nghiện.
Phản ứng phụ của naltrexone
Phản ứng phụ của naltrexone rất thường xảy ra, thường là nhẹ và có khuynh hướng giảm dần theo thời gian. Một số những phản ứng phụ thường gặp là: khó ngủ, lo âu, căng thẳng, đau bụng, buồn nôn hoặc ói mửa, mất sức, đau khớp, đau bắp thịt và nhức đầu. Một số phản ứng phụ ít thấy là trầm cảm, ăn không ngon miệng, táo bón, tiêu chảy, cảm thấy thêm sức, khát nước, bực bội, chóng mặt, da nổi mận đỏ, xuất tinh chậm và ớn lạnh.
Một số phản ứng phụ đó có thể là những triệu chứng vã heroin. Nên thảo luận với bác sĩ nếu cần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng heroin giảm mạnh khi người cai nghiện được điều trị bằng naltrexone. Tuy nhiên, tỉ lệ bỏ cuộc cao so với chương trình methadone và buprenorphine.
Cảnh giác cho người cai nghiện
Với những người không có ý định điều trị để bỏ hẳn, naltrexone cũng rất có ích với mục đích giảm liều heroin, đỡ tốn kém cho người nghiện. Sử dụng heroin (hoặc những chất thuộc nhóm thuốc phiện) trở lại sau khi bỏ lỡ một liều thuốc hoặc ngưng điều trị cần hết sức thận trọng. Bởi vì khi uống naltrexone, mức độ dung nạp thuốc giảm xuống rất nhanh - có khi chỉ sau vài ngày.Cũng chính vì lý do này, tình trạng quá liều có thể xảy ra nếu sử dụng cũng một lượng heroin như trước, hoặc ngay cả lượng heroin nhỏ hơn trước khi bắt đầu chương trình naltrexone. Nếu sử dụng heroin trở lại, cần phải rất cẩn thận, và:
1 Dùng thử liều nhỏ, càng nhỏ càng tốt
2 Tránh không dùng chung với rượu, hoặc thuốc ngủ (thí dụ. Rohypnol, Valium)
3 Không sử dụng một mình, và
4 Nên cho bạn bè và người thân biết phải làm gì khi tình trạng quá liều xảy ra (xem phần Quá liều)
28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916 316 028