• Trang chủ
  • Tại sao người ta mắc nghiện
  • Làm gì khi người thân mắc nghiện?
  • Tư vấn cai nghiện
  • Hỏi đáp về Rượu
  • Chuyện người trong cuộc
  • Liên hệ

Lạm dụng ma túy

  • Nghiện ma túy là gì?
  • Cắt cơn
  • naltrexone
  • Tin tức mới
  • Ma túy đá
  • Thuốc cai nghiện thuốc lá

Cai nghiện rượu

  • Nhận biết nghiện rượu
  • Cai rượu bằng Naltrexone
  • Thuốc cai rượu Disulfiram
  • Thuốc cai rượu Acamprosate
  • Cách cai nghiện rượu
  • Điều trị nghiện rượu
  • Cai rượu bằng thuốc TOPIRAMATE

Trầm cảm, lo âu

  • Hội chứng trầm cảm
  • Rối loạn hỗn hợp lo âu- trầm cảm
  • Rối loạn dạng cơ thể
  • Những bệnh tật phát sinh từ ý nghĩ
  • Nhiều người mắc bệnh tâm thần mà không biết
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Nghĩ làm sao, bệnh “chiêm bao” làm vậy
  • Sức “tàn phá” của ý nghĩ
  • Tôi từng muốn tự tử vì trầm cảm nặng
  • Trầm cảm sau sinh
  • Trẻ em có nên dùng thuốc chống trầm cảm không?

Các rối loạn tâm thần khác

  • Rối loạn tâm thần thực tổn
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các rối loạn hành vi
  • Khái niệm cơ bản về sức khỏe tâm thần
  • Các rối loạn tâm thần khác

Stress

  • Stress là gì
  • Các rối loạn liên quan tới Stress
  • Dấu hiệu của Stress

Chuyên mục được quan tâm

    Thuốc cai nghiện thuốc lá

    • Thuốc cai nghiện thuốc lá

    Stress

      Album Ảnh

      Video



      Tôi muốn hỏi bác sĩ về việc sử dụng rượu/ma túy của tôi/người thân tôi, đặt câu hỏi tại đây


      Mua thuốc cai rượu ở đâu?

      1. Disulfiram :
      Disulfiram là một trị liệu dựa trên việc gây ra sự ác cảm của người bệnh với rượu. Đó là do khi uống vào cơ thể, disulfiram ức chế hoạt động của aldehyde dehydrogenase (ALDHase), điều này sẽ làm tăng mức acetaldehyde trong máu khi rượu được chuyển hóa, dẫn đến người bệnh (khi uống rượu) sẽ bị choáng váng, đỏ bừng, buồn nôn, nôn, giảm huyết áp, loạn nhịp tim, co giật, ức chế hô hấp ( khó thở), nhồi máu cơ tim. Hiệu quả này làm người bệnh mất đi hứng thú khi uống rượu, và sẽ giảm uống.
      Mặc dù disulfiram chỉ gây khó chịu như trên chỉ khi người bệnh uống rượu, nhưng khi chỉ uống disulfiram, vẫn có một số tác dụng phụ như lừ đừ, hậu vị kim loại trong miệng, tổn thương gan. Chống chỉ định của disulfiram là : có bệnh tim mạch nặng, dùng chung metronidazole. Điều quan trọng là không sử dụng disulfiram cho đến khi b/n ngưng rượu ít nhất 12 giờ. Hơn nữa, vì disulfiram ức chế ALDHase không đảo nghịch nên b/n phải tránh uống rượu trong vòng 2 tuần sau khi đã ngừng dùng thuốc.
      Có nhiều tài liệu quan tâm việc sử dụng disulfiram cho nghiện rượu, nhưng nhiều trong số các thử nghiệm này có nhiều nhược điểm về mặt phương pháp học; một số dữ liệu thì mâu thuẫn và đối lập nhau. Nghiên cứu Veterans Administration Cooperative Study đã đánh giá 605 đối tượng được cho dùng disulfiram 250mg, hoặc 1mg hoặc giả dược. Nghiên cứu kéo dài 1 năm này kết luận rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm về tỷ lệ kiêng được rượu hay thời gian uống (lại) đầu tiên. Tuy nhiên nghiên cứu này cho thấy b/n dùng disulfiram 250mg được báo cáo có số ngày uống rượu ít hơn hai nhóm kia.  
      Mặc dù vậy, disulfiram vẫn còn được sử dụng. Cơ chế tác dụng chỉ có duy nhất ở disulfiram này có sự thuận lợi đáng kể cho b/n, nó có thể giúp giảm số ngày uống (tần suất uống rượu). Mặc dù không phải là thích hợp cho tất cả các b/n, disulfiram vẫn có vai trò trong điều trị cho những người cần giúp đỡ trong việc ngừng uống nhiều rượu.

      2. Naltrexone :
      Là một chất đối vận cạnh tranh thụ thể opoid. Opioid nội sinh được cơ thể giải phóng để phản ứng lại với rượu được uống vào, được xem như là một cách tưởng thưởng cho việc uống rượu. Cơ chế tác dụng của naltrexone như vậy sẽ làm giảm sự thèm rượu của b/n và cũng giảm thiểu sự hưng phấn mà muốn có b/n phải uống rượu mới có được, nhờ vậy việc uống rượu sẽ giảm đi.
      Tác dụng phụ của naltrexone thường là nhẹ, nhưng tác dụng phụ đường tiêu hoá, nhức đầu, lừ đừ, lo âu, giảm khẩu vị có thể xảy ra. Hiếm gặp nhiễm độc gan liên quan đến liều dùng naltrexone nên việc kiểm tra thường xuyên gan là điều phải nên làm. Do cơ chế tác dụng của naltrexone, triệu chứng cai có thể xuất hiện trên bệnh nhân đang điều trị với opiate, vì vậy b/n nên ngưng opiate ít nhất 7 đến 10 ngày trước khi dùng naltrexone.
      Nhiều nghiên cứu đã chứng minh naltrexone là lựa chọn điều trị hiệu quả cho nghiện rượu. Trong một thử nghiệm mù đôi, đối chứng giả dược kéo dài 12 tuần, 70 b/n nam được điều trị với naltrexone và giả dược. Nhóm b/n dùng naltrexone ít thèm rượu hơn và uống rượu cũng ít hơn. Tỉ lệ phần trăm b/n tái phát  ít hơn đáng kể ở nhóm b/n dùng naltrexone so với nhóm dùng giả dược ( 54% so với 23%). Ngoài ra, 95% b/n nghiện rượu tiêu biểu của nhóm giả dược bị tái nghiện so với chỉ 50% ở nhóm dùng naltrexone. Một thử nghiệm khác xác định rằng naltrexone hơn hẳn giả dược để có kết quả được so sánh như : số lần uống rượu trong ngày, tỷ lệ kiêng được rượu, tỷ lệ tái phát, mức độ trầm trọng của các vấn đề liên quan đến rượu (severity of alcohol-problems); nghiên cứu này còn cho thấy tỷ lệ kiêng được rượu cao hơn ở nhóm dùng naltrexone so với nhóm dùng giả dược (61% so với 19%).
      Nói chung, Naltrexone là một chọn lựa điều trị hiệu quả cho b/n nghiện rượu. Theo tài liệu này, naltrexone có thể làm cho ít bớt sự thèm rượu, giảm uống nhiều rượu, giảm tái phát, tăng tỷ lệ kiêng khem rượu ở b/n nghiện rượu.

      3. Naltrexone dạng tiêm bắp thịt :
      Năm 2006, cơ quan FDA đã chấp thuận dạng thuốc naltrexone tiêm bắp tác dụng kéo dài. Các thử nghiệm trước đây của naltrexone cho thấy sự không tuân thủ điều trị (không uống đủ và đúng liều thuốc naltrexone) là điều đáng quan tâm (khi dùng naltrexone), đưa đến giảm hiệu quả và giảm kết quả tối ưu của trị liệu. Dùng dạng thuốc IM tác dụng kéo dài khắc phục được vấn đề trên. Điều đáng lo với dạng IM này là nó gây phản ứng tiềm tàng tại vị trí tiêm thuốc : viêm quầng, viêm tắc và hoại tử.Nhiều thử nghiệm chứng minh kết quả tích cực với việc sử dụng dạng naltrexone IM này. Trong một thử nghiệm đa trung tâm, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược, 315 b/n hoặc là dùng naltrexone IM hoặc dùng giả dược, kéo dài trên 3 tháng, đã cho thấy rằng naltrexone IM cải thiện đáng kể tỷ lệ kiêng được rượu so với dùng giả dược (18% so với 10%), và kéo dài khoảng thời gian bắt đầu uống rượu lại. Nói chung, Naltrexone IM cho thấy là một chọn lựa trị liệu an toàn và hiệu quả, đặc biệt có ích đối với những b/n có vấn đề trong sự tuân thủ điều trị.

      4. Acamprosate :
      Năm 2004, acamprosate  được cho phép sử dụng ở Mỹ để điều trị nghiện rượu. Người ta đưa ra giả thiết là do acamposate phục hồi lại sự mất cân đối giữa GABA và glutamate do việc uống rượu gây nên. Người ta còn đưa ra (giả thiết) acamprosate có tác dụng trên thụ thể N-Methyl-D-aspartic acid.
      Một số tác dụng phụ của acamprosate là tiêu chảy, nhức đầu, mất ngủ, lo âu, yếu cơ. B/n dùng acamprosate phải hết sức cố gắng  tránh uống rượu; Tuy nhiên, dược động học của acamprosate không bị ảnh hưởng bởi rượu nên phản ứng kiểu disulfiram sẽ không bao giờ xảy ra. Ngoài ra, acamprosate có thể là chọn lựa an toàn hơn disulfiram và naltrexone trên b/n tổn thương gan (suy gan). Tuy nhiên cũng vẫn phải lưu ý đối với b/n suy thận.
      Hiện nay, tài liệu ở Mỹ còn chưa có đầy đủ chứng cớ rõ ràng hiệu quả của acamprosate mặc dù ở châu Âu có đầy đủ tài liệu chứng minh cho việc sử dụng này. Trong nghiên cứu COMBINE được đưa ra ở Mỹ, đã kết luận acamprosate đã thất bại trong việc trưng ra chứng cớ về hiệu quả về mặt thời gian nghiện nặng ban đầu hay số ngày kiêng được rượu. Một nghiên cứu  mù đôi, có đối chứng giả dược khác ở Mỹ khi cho b/n dùng acamprosate  2g, acamprosate 3g hoặc placebo, cho thấy tỷ lệ % số ngày kiêng được rượu không khác biệt trong 3 nhóm; tuy nhiên một phân tích post-hoc ( post-hoc analysis) những b/n đã kiểm soát chuẩn các biến số và đo lường các hoạt động  tích cực, đều đặn như một nền tảng (để đánh giá),  điều đó cho thấy acamprosate đã đem lại số ngày kiêng rượu nhiều hơn so với giả dược.
      Một phân tích thống kê ở châu Âu đối với 20 thử nghiệm đã thừa nhận tỷ lệ kiêng được rượu liên tục trong 6 tháng thì cao hơn đáng kể ở nhóm b/n dùng acamprosate so với giả dược (36,1% so với 23,4%). Các dữ liệu cũng chỉ ra rằng acamprosate mang lại tỷ lệ kiêng rượu được cải thiện lên đến 48 tuần lễ.
      Trên cơ sở tài liệu này, acamprosate liên quan với  một tỷ lệ được cải thiện về sư kiêng rượu hoàn toàn và có thể có hiệu quả tích cực khác, như làm giảm tần suất uống rượu va tỷ lệ tái phát. Thuốc này  là lựa chọn hợp lý với bằng chứng về các hiệu quả sau cùng và tác động cải thiện lên sự uống rượu.

      Kết quả hình ảnh cho alcohol relapse prevention

      28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

      Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

      Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916316 028

          Tổng số lượt truy cập: 1387121 Số người đang online: 262
          “ Hãy từ bỏ ma túy để tìm lại giá trị đích thực của mình ”
          Copyright © 2012 Tuvancairuou.com - tuvanmatuy.com All Rights Reserved.


          Thiết kế và Quảng cáo :

          Quang cao tren google và  quang cao tren mang bởi Công ty VNPEC

          Links:cai nghiện ma túy, cai nghien ma tuy, cai nghiện ma túy tại nhà, cách cai nghiện ma túy, phương pháp cai nghiện ma túy, thuốc cai nghiện ma túy, tác dụng của các loại thuốc cai nghiện ma túy, hướng ẫn sử dụng thuốc cai nghiện,cai nghiện, nguyên nhân nghiện, tư vấn cai nghiện ma túy, tu van cai nghien mua thuoc cai nghien o dau tac hai cua nghien ma tuy cai nghien tai nha tress Giày tây nam