
Nghiện ma túy (heroin) có bỏ được không?
1. Giảm bớt rủi ro tử vong, thường là vì sử dụng quá liều (overdose).
2. Cải thiện sức khỏe (giảm bớt rủi ro bị nhiễm HIV, siêu vi gan C và các loại nhiễm trùng khác)
3. Tinh thần thoải mái hơn (giảm bớt chứng lo âu quá độ, trầm cảm…)
4. Sử dụng heroin ít hơn hoặc bỏ hẳn.
5. Giảm bớt phạm tội.
6. Tăng cơ hội kiếm được việc làm.
7. Cải thiện quan hệ vợ chồng và con cái.
Một số điểm cần lưu ý về việc điều trị
● Không có “thần dược” trong cai nghiện
Không có phương pháp nào nào được coi là thích hợp cho tất cả mọi người. Có chương trình chỉ thích hợp cho một người nào đó trong một giai đoạn nào đó mà thôi, sang giai đoạn khác sẽ không còn thích hợp nữa. Do đó, đôi khi nên thử một vài chương trình điều trị để xem chương trình nào thích hợp nhất cho mình.
● Sự quan trọng của việc chẩn định mức độ
nghiện. Việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn khi phương pháp điều trị phù hợp với hoàn cảnh cá nhân của người cai nghiện. Bác sĩ và chuyên viên y tế sẽ dựa vào hoàn cảnh cá nhân, mức độ nghiện cũng như ý muốn và mục tiêu người cai nghiện muốn đạt được, để giúp họ chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất cho họ.
● Mỗi chương trình điều trị đều có mục đích khác nhau. Có chương trình điều trị nhắm đến việc cai bỏ hẳn heroin như đa số các chương trình phục hồi và và một số nhóm tương trợ (như NarcoticsAnonymous). Cũng có chương trình vừa nhắm đến việc cai bỏ hẳn, nhưng đồng thời cũng có thể giúp người cai nghiện đạt được tình trạng ổn định bằng thuốc như chương trình methadone hoặc buprenorphine.
● Bất cứ chương trình điều trị nào đem đến sự giảm bớt việc sử dụng heroin hoặc giảm bớt tai hại của sự nghiện ngập đều đáng tham gia. Đối với một số người, giảm bớt việc sử dụng heroin, ổn định quan hệ gia đình, kiếm công ăn việc làm hoặc cải thiện tình trạng sức khoẻ thì dễ thực hiện hơn là cai bỏ hẳn. Chúng ta nên ý thức rằng những thay đổi quan trọng này tuy không hoàn toàn, nhưng có thể là bước đầu đem đến sự cai bỏ hẳn trong tương lai.
● Nếu người thân lỡ sử dụng lại chút đỉnh, chúng ta đừng xem đó là một sự thất bại.
Sau mỗi lần như vậy, người cai nghiện có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và sẽ tìm những phương cách hay hơn để đối phó với những tình huống tương tự trong tương lai. Có người nghĩ rằng họ có thể sử dụng lại chút đỉnh mà sẽ không bị ghiền. Họ nghĩ rằng họ có đủ tự chủ để thực hiện điều đó, sau vài lần thất bại, họ mới quyết tâm bỏ hẳn.
● Chúng ta không thể ép người nghiện thay đổi. Quyết định bỏ hay chưa bỏ là của chính họ. Khi người nghiện chưa sẵn sàng, chúng ta nên giúp họ tìm hiểu về rủi ro và tác hại của việc sử dụng lâu dài cũng như cách giảm thiểu tác hại của việc sử dụng. Và những kiến thức này có thể làm cho người sử dụng nghĩ đến việc điều trị.
Nghiện ma túy nhất định bỏ được nếu bản thân người nghiện cương quyết muốn bỏ. QUYẾT TÂM nắm giữ 50% kết quả, còn 50% còn nhờ vào thuốc tốt và sự trợ giúp của người thân.
nghiện. Việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn khi phương pháp điều trị phù hợp với hoàn cảnh cá nhân của người cai nghiện. Bác sĩ và chuyên viên y tế sẽ dựa vào hoàn cảnh cá nhân, mức độ nghiện cũng như ý muốn và mục tiêu người cai nghiện muốn đạt được, để giúp họ chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất cho họ.
● Mỗi chương trình điều trị đều có mục đích khác nhau. Có chương trình điều trị nhắm đến việc cai bỏ hẳn heroin như đa số các chương trình phục hồi và và một số nhóm tương trợ (như NarcoticsAnonymous). Cũng có chương trình vừa nhắm đến việc cai bỏ hẳn, nhưng đồng thời cũng có thể giúp người cai nghiện đạt được tình trạng ổn định bằng thuốc như chương trình methadone hoặc buprenorphine.
● Bất cứ chương trình điều trị nào đem đến sự giảm bớt việc sử dụng heroin hoặc giảm bớt tai hại của sự nghiện ngập đều đáng tham gia. Đối với một số người, giảm bớt việc sử dụng heroin, ổn định quan hệ gia đình, kiếm công ăn việc làm hoặc cải thiện tình trạng sức khoẻ thì dễ thực hiện hơn là cai bỏ hẳn. Chúng ta nên ý thức rằng những thay đổi quan trọng này tuy không hoàn toàn, nhưng có thể là bước đầu đem đến sự cai bỏ hẳn trong tương lai.
● Nếu người thân lỡ sử dụng lại chút đỉnh, chúng ta đừng xem đó là một sự thất bại.
Sau mỗi lần như vậy, người cai nghiện có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và sẽ tìm những phương cách hay hơn để đối phó với những tình huống tương tự trong tương lai. Có người nghĩ rằng họ có thể sử dụng lại chút đỉnh mà sẽ không bị ghiền. Họ nghĩ rằng họ có đủ tự chủ để thực hiện điều đó, sau vài lần thất bại, họ mới quyết tâm bỏ hẳn.
● Chúng ta không thể ép người nghiện thay đổi. Quyết định bỏ hay chưa bỏ là của chính họ. Khi người nghiện chưa sẵn sàng, chúng ta nên giúp họ tìm hiểu về rủi ro và tác hại của việc sử dụng lâu dài cũng như cách giảm thiểu tác hại của việc sử dụng. Và những kiến thức này có thể làm cho người sử dụng nghĩ đến việc điều trị.
Nghiện ma túy nhất định bỏ được nếu bản thân người nghiện cương quyết muốn bỏ. QUYẾT TÂM nắm giữ 50% kết quả, còn 50% còn nhờ vào thuốc tốt và sự trợ giúp của người thân.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916 316 028