• Trang chủ
  • Tại sao người ta mắc nghiện
  • Làm gì khi người thân mắc nghiện?
  • Tư vấn cai nghiện
  • Hỏi đáp về Rượu
  • Chuyện người trong cuộc
  • Liên hệ

Lạm dụng ma túy

  • Nghiện ma túy là gì?
  • Cắt cơn
  • naltrexone
  • Tin tức mới
  • Ma túy đá
  • Thuốc cai nghiện thuốc lá

Cai nghiện rượu

  • Nhận biết nghiện rượu
  • Cai rượu bằng Naltrexone
  • Thuốc cai rượu Disulfiram
  • Thuốc cai rượu Acamprosate
  • Cách cai nghiện rượu
  • Điều trị nghiện rượu
  • Cai rượu bằng thuốc TOPIRAMATE

Trầm cảm, lo âu

  • Hội chứng trầm cảm
  • Rối loạn hỗn hợp lo âu- trầm cảm
  • Rối loạn dạng cơ thể
  • Những bệnh tật phát sinh từ ý nghĩ
  • Nhiều người mắc bệnh tâm thần mà không biết
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Nghĩ làm sao, bệnh “chiêm bao” làm vậy
  • Sức “tàn phá” của ý nghĩ
  • Tôi từng muốn tự tử vì trầm cảm nặng
  • Trầm cảm sau sinh
  • Trẻ em có nên dùng thuốc chống trầm cảm không?

Các rối loạn tâm thần khác

  • Rối loạn tâm thần thực tổn
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các rối loạn hành vi
  • Khái niệm cơ bản về sức khỏe tâm thần
  • Các rối loạn tâm thần khác

Stress

  • Stress là gì
  • Các rối loạn liên quan tới Stress
  • Dấu hiệu của Stress

Chuyên mục được quan tâm

    Thuốc cai nghiện thuốc lá

    • Thuốc cai nghiện thuốc lá

    Stress

      Album Ảnh

      Video



      Tôi muốn hỏi bác sĩ về việc sử dụng rượu/ma túy của tôi/người thân tôi, đặt câu hỏi tại đây

      Nhận biết nguy cơ bệnh lý liên quan tới Stress
        
      Nói chuyện về vấn đề riêng tư của một người không phải là dễ, vì cái gọi là phong tục và nỗi sợ bị mất thể diện. Bởi thế mà sang chấn tâm lý (stress) gây ra  do vấn đề nằm bên dưới lại biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể.

      Cán bộ y tế đa khoa có thể gặp nhiều người bệnh đến khám với những phàn nàn về: chóng mặt, đau tức ngực, đau tại các vị trí nhất định trên cơ thể hoặc đau đầu. Người bệnh có thể trình bày về cảm giác có vật gì đó chạy trong đầu, (một cảm giác khủng khiếp hơn cả đau đầu), để bày tỏ nỗi lo lắng của mình. Những người này dường như không có bệnh gì rõ ràng và không thể đưa ra những triệu chứng đặc thù cho bệnh nào cả. Người bệnh thường đã đi nhiều bệnh viện, làm nhiều xét nghiệm, qua tay nhiều thầy thuốc mà bệnh không thuyên giảm.

      Ai cũng có lúc gặp khó khăn khi phải giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống xã hội trong cuộc sống. Vấn đề là ở chỗ họ có thể không kiểm soát chính bản thân mình một cách hoàn hảo, và thế là họ bộc lộ các triệu chứng sợ hãi, buồn nản, bệnh lý tâm thể (bệnh tâm thể là một bệnh cơ thể mà nguyên nhân gốc rễ của bệnh là do trạng thái tâm lý, chẳng hạn do một trục trặc về chuyện tình cảm, những rắc rối trong các mối quan hệ, lạm dụng rượu/chất gây nghiện). Loại bệnh lý này rất thường gặp trong chuyên khoa tâm thần, được gọi là lo âu, trầm cảm nhẹ hoặc rối loạn stress sau sang chấn.

      Stress: Phát sinh từ những trải nghiệm và/hoặc những điều kiện sống khó khăn gây nên tác động tâm lý . Bất kỳ tình huống nào ta phải giải quyết đều gây stress.

      Ai cũng có stress. Một số phải chịu đựng hậu quả của stress nặng nề hơn những người khác. Ví dụ, với cùng một loại stress thì người này có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn người kia.

      Khi ta cảm thấy bị đe doạ, stress có thể là một phản ứng bình thường: bắp cơ  căng ra, tim đập nhanh và thở gấp. Khi mối đe doạ đã qua đi, thì bình tĩnh trở lại.

      Nhưng với một số người thì cảm giác căng thẳng và lo lắng vẫn tiếp diễn. Họ  cảm thấy bất an như: lo lắng về điều kiện sống, con cái, hoặc về những xung đột trong gia đình mình. Những lo lắng và căng thẳng tiếp diễn này có thể gây ra các chứng đau dạng cơ thể và phàn nàn về kiểu bệnh "quái lạ" này.
      Nhận biết những người stress nặng là rất quan trọng. Vì stress có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cuộc sống của người đó bằng cách gây ra:
      - Nỗi đau tinh thần
      - Than phiền về sức khoẻ cơ thể
      - Thay đổi thái độ ứng xử
      - Những rắc rối trong mối quan hệ với những người khác
      - Những rắc rối tại nơi làm việc

      Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến stress

       Thông thường thì không ai than phiền về stress một cách trực tiếp. Họ phàn nàn nhiều hơn về những triệu chứng cơ thể khác nhau. Vì stress, họ có thể mắc các chứng bệnh tâm thể như hen suyễn, loét dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá do đại tràng. Người đang có stress có thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số triệu chứng sau:

      Về tâm trí:
      - Lo âu, hay sợ hãi và dễ nổi cáu
      - Cảm xúc thay đổi nhanh chóng
      - Giảm khả năng tập trung chú ý

      Về cơ thể:
      - Mệt mỏi
      - Đau đầu
      - Cảm giác căng thẳng cơ bắp
      - Ăn kém ngon miệng
      - Cảm giác đau không có nguyên nhân (đau lưng, đau mỏi vai gáy…)
      - Rối loạn kinh nguyệt

      Về hành vi:
      - Ngủ kém hoặc bồn chồn khó thư giãn
      - Lạm dụng chất gây nghiện bao gồm cả nghiện rượu
      - Khó tập trung chú ý vào một công việc nào đó
      - Phản ứng quá mức/ khó kiềm chế bản thân

      Về mối quan hệ với người khác:
      - Hay có cãi cọ và bất đồng
      - Phụ thuộc quá nhiều vào người khác
      - Hoài nghi

      Các rối loạn này có chữa được không?
      Đừng bao giờ quên rằng: khi người bệnh phàn nàn về những chứng đau nhức hoặc một rối loạn cơ thể nào đó thì họ cũng có thể có rối loạn về tinh thần, và một người bệnh tâm thần cũng rất dễ có thể mắc một bệnh nhiễm trùng.

      Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa được hiểu hết về bệnh tâm thần, song rất nhiều việc chúng ta có thể làm cho người bệnh tâm thần để có thể giúp cho nhiều người bệnh trở về với cuộc sống bình thường và sống hạnh phúc hơn.

      Với kỹ năng về tâm lý tiếp xúc mà thầy thuốc nào cũng có, một khi hiểu thấu nỗi niềm và tiền sử cá nhân của người bệnh, vấn đề tâm lý xã hội sẽ trở nên rõ ràng.

      Tâm thần và cơ thể luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Một bệnh lý cơ thể có khả năng làm phát sinh những rối loạn tâm thần và rối loạn tâm thần có thể gây ra những rối loạn nặng về cơ thể. Tâm thần và cơ thể là không thể tách rời nhau.

      Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong thời đại tiến bộ ngày nay không chỉ là chữa cho những người bệnh kích động, phá phách mà còn là việc quan tâm bồi dưỡng trí lực cho tất cả mọi người, để ai cũng có được cuộc sống thoải mái hạnh phúc, giảm thiểu các hậu quả xấu do căng thẳng tâm lý (stress) gây ra.
      Chữa bệnh tâm thần cần nhiều phương pháp khác nhau: thuốc, tư vấn, liệu pháp tâm lý và các can thiệp khác không dùng thuốc. Không chỉ cán bộ y tế chuyên khoa tâm thần mới là những người duy nhất làm nhiệm vụ này. Sự tham gia tích cực của gia đình và cộng đồng cũng có vai trò quyết định trong việc hồi phục bệnh của bất cứ người bệnh tâm thần nào.



      Tu-van-ma-tuy

      28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

      Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

      Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916316 028 

          Tổng số lượt truy cập: 1387903 Số người đang online: 254
          “ Hãy từ bỏ ma túy để tìm lại giá trị đích thực của mình ”
          Copyright © 2012 Tuvancairuou.com - tuvanmatuy.com All Rights Reserved.


          Thiết kế và Quảng cáo :

          Quang cao tren google và  quang cao tren mang bởi Công ty VNPEC

          Links:cai nghiện ma túy, cai nghien ma tuy, cai nghiện ma túy tại nhà, cách cai nghiện ma túy, phương pháp cai nghiện ma túy, thuốc cai nghiện ma túy, tác dụng của các loại thuốc cai nghiện ma túy, hướng ẫn sử dụng thuốc cai nghiện,cai nghiện, nguyên nhân nghiện, tư vấn cai nghiện ma túy, tu van cai nghien mua thuoc cai nghien o dau tac hai cua nghien ma tuy cai nghien tai nha tress Giày tây nam