
Phòng tránh nghiện bằng cách nào ?
Tình trạng sử dụng ma túy tại nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng. Đa số con nghiện hiện nay là thanh thiếu niên (chiếm 70-80% số nghiện mới ở Tp.HCM). Ma túy hiện nay đã len lõi vào trường học mọi cấp, giảng được đại học và đe doạ từng gia đình.
Hiện nay bọn buôn bán ma túy đang nhắm vào đối tượng học sinh, kể cả học sinh nhỏ tuổi. Ban đầu có thể chúng mời mọc, rủ rê, tặng không ma túy cho các em dùng thử một thời gian để làm cho các em nghiện, sau vài lần sử dụng ma túy sinh ra nghiện phải lệ thuộc hẵn vào chúng, hàng ngày ngáy phải mua hoặc phải bán ma túy cho bọn chúng.
Có những trường hợp chúng còn hăm dọa, ép buộc các em phải sử dụng các chất nguy hiểm này rồi sau đó khi các em đã nghiện phải lệ thuộc vào chúng mới có ma túy, chúng buộc các em phải đi bán ma túy cho chúng.
Gia đình và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các em tự bảo vệ để không sa vào con đường nghiện ngập. Các bậc phụ huynh phải thấy được đầy đủ, sâu sắc hiểm hoạ ma túy đối với con cái mình và hạnh phúc của gia đình mình. Phụ huynh phải quan tâm, gần gũi, có sự hiểu biết, có cách quản lý, giáo dục con cái mình tốt hơn.
Trên quy mô toàn xã hội thì đây là công việc rất KHÓ KHĂN, đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc đồng thời phải có sự phố hợp giữa các cơ quan đoàn thể, nhà trường, gia đình.
Các bậc phụ huynh cần biết rằng chính phụ huynh có thể góp phần vào việc giáo dục, phòng ngừa ma túy cho con em mình bằng các biện pháp sau :
– Giải thích cho con em hiểu ma túy là gì, tác hại của ma túy ghê gớm ra sao, khuyên bảo các em không nghe theo lời rủ rê, mời mọc của bạn bè, của bất cứ người nào để dùng thử ma túy.
– Quan tâm, ân cần theo dõi con cái, không nên khoán trắng việc giáo dục cho riêng nhà trường.
– Thường xuyên nhắc nhở, dặn dò con em khi có bạn bè hay bất cứ người nào mời chào, rủ rê uống, hút, hít bất cứ loại thuốc nào để gây “sảng khoái”, “hưng phấn”, “kích thích”, “mang lại thích thú”, “mang lại khoái lạc”, “làm giảm buồn chán”… thì phải dứt khoát từ chối và báo ngay cho ba mẹ thầy cô biết.
– Dặn con em rằng nếu có ai đó hăm dọa, ép buộc sử dụng một chất lạ nào thì phải báo ngay cho cha mẹ, thầy cô biết.
– Quan tâm chăm sóc, gần gũi để các em thấy cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là người bảo vệ hữu hiệu đối với các em để các em thổ lộ tâm sự. THƯỜNG XUYÊN HỎI THĂM các em chẳng hạn như : “Con có quen bạn nào hút bồ đà nơi trường học không ?”, “Ở trường con có bạn nào nghiện ma túy không ? Con phải cẩn thận đừng để bạn ấy rủ rê nhé !”, “Có ai dụ con hút, hít thử không ?!”
– Hướng dẫn các con em để chúng có khả năng tự từ chối ma túy, nói KHÔNG với cái xấu, tự mình có đủ bản lĩnh để từ chối. Các bậc phụ huynh không thể nào có thời gian để kè kè theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Nâng cao khả năng tự quyết của các em là biện pháp hữu hiệu chống ma túy.
– Không nên nuông chiều cho trẻ quá nhiều tiền để tiêu xài khi đến trường. Chính việc được cung cấp quá nhiều tiền mà các em có điều kiện để đua đòi, bắt chước các bạn khác tập tành ăn chơi, trong đó có việc sử dụng ma túy . Nên kiểm tra việc chi tiêu của các em.
– Quan tâm đến các mối giao tiếp của con em, các mối quan hệ bạn bè của các em. Đương nhiên việc kiểm tra phải tế nhị ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em rất khó chịu khi thấy các phụ huynh quản lý quá chặt chẽ.
- Khi thấy các em sa đà vào các hoàn cảnh nguy cơ hoặc có các dấu hiệu sớm của việc nghiện ma túy thì phụ huynh cần quan tâm theo dõi con em sát sao hơn. Nếu nghi ngờ con em dùng ma túy thì phụ huynh phải đích thân tìm hiểu rõ.
Làm sao để phát hiện sớm các dấu hiệu báo động việc trẻ bắt đầu đến với ma túy ?
Với ma túy cần nhớ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất là làm sao để con em mình đừng bước chân và con đường ma túy hơn là phát hiện lúc con em đã nghiện rồi mới tìm cách cứu.
Cần phát hiện sớm các dấu hiệu báo động việc trẻ bắt đầu bước chân vào đường nghiện ngập. Các dấu hiệu này có thể không rõ rệt. Khi gia đình thấy con em mình có dấu hiệu báo động thì nên theo dõi sát sao hơn, quản lý con em kỹ hơn để có thể phát hiện sớm sự sa đà của con em vào đường nghiện ngập . Quản lý con em về mặt giao tiếp : có quen bạn xấu hay không ? Quan lý con em về thời gian : Có trốn khỏi nhà vào những lúc nhất định không ?! Quản lý con em về mặt tiền bạc : Có gia tăng xài tiền một cách bất bình thường không ?. Những thay đổi ban đầu chỉ nhỏ nhặt, khó thấy nhưng nếu cha mẹ, phụ huynh có quan tâm gần gũi thì sẽ làngười phát hiện sớm nhất.
Có hai nhómdấu hiệu : Phát hiện các hoàn cảnh nguy cơ, phát hiện các dấu hiệu sớm của tìnhtrạng nghiện.
Phát hiện các hoàn cảnh nguy cơ :
– Các em thay đổi giờ giấc sinh hoạt một cách thất thường, hay vắng nhà vì những lý dokhông chính đáng.
– Thường hay trốn học để rời khỏi trường đi đâu không rõ.
– Các em kết thân với những bạn bè khả nghi có dùng ma túy (gia đình phải nhanh chónggiúp các em thoát khỏi sự dụ dỗ của người đó).
– Tập hợp với bạn thành từng băng nhóm để đua xe lạng lách, chơi bời hư hỏng…
– Bắt đầu tập những hành vi xấu như tập hút thuốc, uống rượu… là những hành vi có thể dẫnđến tập hút hít thử ma túy.
– Các em được gia đình cho nhiều tiền, đặc biệt là các em có thể nói dối đi học thêm,mua sắm để xin thêm tiền.
– Khu phố, gần nhà… có người buôn bán ma túy, có nhiều người cũng hít, hút, chích ma túy cũng là một mối nguy hiểm cho con em.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá),thuốc lắc.
Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988079 038 - 0916 316 028