
SỐC QUÁ LIỀU
Quá liều có thể xảy ra nếu
♥ Dùng heroin quá nhiều, hoặc gặp phải đợt thuốc mạnh
♥ Đã ngưng dùng heroin một thời gian, và đã MẤT DUNG NẠP (thí dụ sau khi cắt cơn nghiện, sau khi điều trị bằng naltrexone)
♥ Dùng heroin chung với các chất thuộc nhóm thuốc phiện (kể cả methadone và
buprenorphine) hoặc sử dụng heroin chung với những loại thuốc có tác dụng
ức chế thần kinh như rượu hoặc các loại thuốc an thần. Đa số những trường hợp
quá liều xảy ra là hậu quả của việc sử dụng chung các chất trên với nhau.
Những dấu hiệu quá liều
♥ Bất tỉnh hoặc không có phản ứng khi được gọi hay được lay động. Rất khó khăn để đánh thức họ dậy
♥ Thở chậm hoặc ngưng thở
♥ Người lạnh, da ẩm dính
♥ Có tiếng ngáy lớn hoặc tiếng òng ọc – đây không phải là dấu hiệu bình thường. ĐỪNG BAO GIỜ để yên một người trong tình trạng như thế, hãy cố gắng đánh thức họ ngay tức khắc.
Nếu bạn gặp một người ngất xỉu và thấy khó đánh thức người đó dậy hoặc không thể đánh thức người đó dậy, hãy làm những việc như sau:
♥ Gọi xe cứu thương (gọi số điện thoại cấp cứu 115)
♥ Kiểm soát khí quản. Nếu bị nghẹt thở, hãy lấy khỏi miệng những gì cản trở và tìm cách làm thông khí quản
♥ Kiểm soát hơi thở. Nếu người bệnh không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo
♥ Kiểm soát mạch bằng cách bắt mạch ở động mạch cổ. Nếu không có mạch thì bắt đầu ấn tim (‘massage’ tim)
♥ Nếu khí quản, hơi thở và tim đập bình thường, hãy để người bệnh nằm nghiêng
♥ Nới lỏng quần áo (nếu chật quá) để người bệnh dễ thở
♥ Giữ đương sự ấm bằng mền hay áo choàng
♥ Không nên cho uống gì
♥ Ở bên cạnh người bệnh cho tới khi chuyên viên cấp cứu đến nơi
♥ Giải thích cho nhân viên cứu thương biết việc gì đã xảy ra và bạn đã làm những gì. Nếu bạn biết, hãy cho chuyên viên cấp cứu biết người đó đã sử dụng gì và đã dùng cách đó bao lâu
Điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để người bị quá liều được cấp cứu CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Phản ứng nhanh có thể cứu sống sinh mạng. Đừng chậm trễ vì SỢ LIÊN LỤY. Quá liều không phải là phạm pháp và cảnh sát chỉ được gọi đến khi cần.
Hãy học cách sơ cứu hoặc tốt hơn là học một khóa cấp cứu chính thức, bạn sẽ có thể cứu được mạng sống của ai đó.
Thông tin thêm: Nếu cần thêm thông tin hoặc cần được giúp đỡ, hãy liên lạc với bác sĩ Thu để được hướng dẫn.

♥ Kiểm soát khí quản. Nếu bị nghẹt thở, hãy lấy khỏi miệng những gì cản trở và tìm cách làm thông khí quản
♥ Kiểm soát hơi thở. Nếu người bệnh không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo
♥ Kiểm soát mạch bằng cách bắt mạch ở động mạch cổ. Nếu không có mạch thì bắt đầu ấn tim (‘massage’ tim)
♥ Nếu khí quản, hơi thở và tim đập bình thường, hãy để người bệnh nằm nghiêng
♥ Nới lỏng quần áo (nếu chật quá) để người bệnh dễ thở
♥ Giữ đương sự ấm bằng mền hay áo choàng
♥ Không nên cho uống gì
♥ Ở bên cạnh người bệnh cho tới khi chuyên viên cấp cứu đến nơi
♥ Giải thích cho nhân viên cứu thương biết việc gì đã xảy ra và bạn đã làm những gì. Nếu bạn biết, hãy cho chuyên viên cấp cứu biết người đó đã sử dụng gì và đã dùng cách đó bao lâu
Điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để người bị quá liều được cấp cứu CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Phản ứng nhanh có thể cứu sống sinh mạng. Đừng chậm trễ vì SỢ LIÊN LỤY. Quá liều không phải là phạm pháp và cảnh sát chỉ được gọi đến khi cần.
Hãy học cách sơ cứu hoặc tốt hơn là học một khóa cấp cứu chính thức, bạn sẽ có thể cứu được mạng sống của ai đó.
Thông tin thêm: Nếu cần thêm thông tin hoặc cần được giúp đỡ, hãy liên lạc với bác sĩ Thu để được hướng dẫn.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc
Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916 316 028