• Trang chủ
  • Tại sao người ta mắc nghiện
  • Làm gì khi người thân mắc nghiện?
  • Tư vấn cai nghiện
  • Hỏi đáp về Rượu
  • Chuyện người trong cuộc
  • Liên hệ

Lạm dụng ma túy

  • Nghiện ma túy là gì?
  • Cắt cơn
  • naltrexone
  • Tin tức mới
  • Ma túy đá
  • Thuốc cai nghiện thuốc lá

Cai nghiện rượu

  • Nhận biết nghiện rượu
  • Cai rượu bằng Naltrexone
  • Thuốc cai rượu Disulfiram
  • Thuốc cai rượu Acamprosate
  • Cách cai nghiện rượu
  • Điều trị nghiện rượu
  • Cai rượu bằng thuốc TOPIRAMATE

Trầm cảm, lo âu

  • Hội chứng trầm cảm
  • Rối loạn hỗn hợp lo âu- trầm cảm
  • Rối loạn dạng cơ thể
  • Những bệnh tật phát sinh từ ý nghĩ
  • Nhiều người mắc bệnh tâm thần mà không biết
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Nghĩ làm sao, bệnh “chiêm bao” làm vậy
  • Sức “tàn phá” của ý nghĩ
  • Tôi từng muốn tự tử vì trầm cảm nặng
  • Trầm cảm sau sinh
  • Trẻ em có nên dùng thuốc chống trầm cảm không?

Các rối loạn tâm thần khác

  • Rối loạn tâm thần thực tổn
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các rối loạn hành vi
  • Khái niệm cơ bản về sức khỏe tâm thần
  • Các rối loạn tâm thần khác

Stress

  • Stress là gì
  • Các rối loạn liên quan tới Stress
  • Dấu hiệu của Stress

Chuyên mục được quan tâm

    Thuốc cai nghiện thuốc lá

    • Thuốc cai nghiện thuốc lá

    Stress

      Album Ảnh

      Video



      Tôi muốn hỏi bác sĩ về việc sử dụng rượu/ma túy của tôi/người thân tôi, đặt câu hỏi tại đây

      Sự Thật Khi Bỏ Thuốc Lá

          [Phỏng dịch theo tài liệu của ASH (Action on Smoking and Health) Organization của Anh tại [http://ash.org/]

          1. Khao Khát Bỏ Hút Thuốc

          Rất nhiều những người hút thuốc tiếp tục hút thuốc không phải vì họ mong muốn như thế nhưng đa phần là do họ đã bị nghiện thuốc. Phần lớn nguyên do gây nghiện là do chất nicotine được nhanh chóng truyền lên não mỗi lần rít thuốc. Theo bản báo cáo của trường Đại Học Hoàng Gia Của Y Sỹ (Royal College of Ph‎ysicians), nicotine có đầy đủ các tố chất để được xếp vào hàng chất gây nghiện. Nhưng “nghiện” không có nghĩa là không thể nào dừng, “nghiện” chỉ có nghĩa là sẽ có những rào cản khó khăn hơn mà ta phải vượt qua để có thể dừng nó lại. Tất cả những gì có thể giúp người ta chống lại cơn ghiền hoặc giảm thiểu tần số và cường độ của cơn ghiền thì đều có thể giúp vượt qua tình trạng “nghiện.”

          Phần lớn (88%) những người hút thuốc đều bày tỏ mong muốn bỏ thuốc. Gần như cứ 10 người thì 9 người tuyên bố họ muốn dừng hút thuốc vì lo lắng cho sức khỏe. L‎ý do thường thấy kế tiếp là muốn tiết kiệm tiền bạc. Khoảng chừng 50% những người hút thuốc đều đã ít nhất 1 lần cố gắng bỏ thuốc trong vòng 1 năm, nhưng chỉ có từ 2-3% trong số họ thành công trong việc bỏ thuốc lâu dài. Tuy nhiên, l‎ý do tại sao có người thành công trong việc bỏ thuốc còn có người không thì không rõ. Hút thuốc ít đi, hoặc không hút thuốc vào buổi sáng vừa ngủ dậy mà vẫn không bị ảnh hưởng về tâm tính… là những dấu hiệu tốt cho việc bỏ thuốc.

          2. Những Thay Đổi Có Lợi Về Sức Khỏe Khi Bỏ Thuốc

          Ngưng hút thuốc là một việc rất cần thiết nhưng không bao giờ là quá trễ. Mỗi một điếu thuốc lá đều gây tổn hại không thể phục hồi cho phổi, và những tổn hại này sẽ không xuất hiện tức thời mà chỉ bắt đầu thấy rõ trong những năm về sau đó. Sau tuổi 35-40, mỗi một năm tiếp tục hút thuốc sẽ khiến bạn mất đi 3 tháng tuổi thọ. Có nhiều người nghiện thuốc cho rằng cuộc sống của họ sẽ trở nên tệ hại hơn nếu họ ngừng hút thuốc, nhưng sự thật hiển nhiên là nếu ngừng hút thuốc, họ sẽ có những thay đổi tốt đẹp về mặt tâm l‎ý và hạnh phúc hơn.

          Dưới đây là bảng chi tiết về những ích lợi tức thời của việc bỏ thuốc. Những hiệu quả khác có thể đạt được qua thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào việc bạn đã hút thuốc trong bao lâu.

          Thời gian tính từ sau khi ngừng hút thuốc và Những biến chuyển có lợi cho sức khỏe

          Sau 8 tiếng - Nicotine và khí carbon monoxide [CO] trong máu sẽ giảm xuống một nửa, lượng Oxygen [O2] trong máu trở lại như bình thường. Hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.

          Sau 24 tiếng - CO và nicotine trong máu được loại bỏ hoàn toàn.

          Sau 48 tiếng - Nguy cơ phổi hoạt động kém và nguy cơ ung thư phổi giảm xuống một nửa so với khi còn hút thuốc.

          Sau 1 tháng - Có biến chuyển tốt về ngoại hình – da sẽ mất đi màu tái xám, bớt nếp nhăn.

          Sau 3-9 tháng - Bớt ho và bớt thở khò khè.

          Sau 1 năm - Nguy cơ bị đột quỵ tim giảm một nửa so với khi còn hút thuốc.

          Sau 15 năm - Nguy cơ bị đột quỵ tim xuống ở mức tương đương với những người chưa bao giờ hút thuốc.

          3. Những Triệu Chứng Đi Kèm Khi Bỏ Thuốc

          Những biến chuyển về cơ thể và tâm lý này xảy ra do kết quả của việc ngừng hút thuốc. Những triệu chứng này chỉ là tạm thời và là sự thích ứng của não và cơ thể khi ngưng hấp thụ chất gây nghiện.

          Triệu chứng-----------------Thời gian kéo dài ----------Tỷ lệ người ngưng hút thuốc có triệu chứng này
          Dễ cáu kỉnh/Hay gây sự------------ < 4 tuần--------------------------50%
          Chán nản và phiền muộn----------- < 4 tuần---------------------------60%
          Bồn chồn, không yên-------------- < 4 tuần---------------------------60%
          Kém tập trung-------------------- < 2 tuần--------------------------- 60%
          Ăn ngon miệng hơn---------------- > 10 tuần--------------------------70%
          Chóng mặt------------------------ < 48 tiếng--------------------------10%
          Thức dậy giữa đêm---------------- < 1 tuần----------------------------25%
          Đói------------------------------- > 2 tuần----------------------------70%

          4. Tăng Cân

          Khả năng tăng cân khi ngưng hút thuốc là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những người muốn bỏ thuốc. Hiện tượng tăng cân thường xảy ra trong vòng 1 năm, và trung bình là người bỏ hút thuốc sẽ tăng khoảng 5kg. Tuy nhiên, lượng tăng cân này không khiến bạn phải lo lắng đến chuyện ăn kiêng và không đáng gì so với chuyện tiếp tục hút thuốc. Bên cạnh đó, riêng những lợi ích về phổi và những lợi ích sức khỏe khác của việc ngưng hút thuốc đem lại cũng đủ làm cho chuyện tập thể dục dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn.

          5. Gíup Ngưng Hút Thuốc

          Khả năng thành công trong chuyện ngưng hút thuốc là không cao, tuy nhiên ngưng hút thuốc luôn luôn là cần kíp và nên làm. Điều may mắn là có nhiều cách để giúp bạn bỏ thuốc thành công, chia làm 2 loại: giúp đỡ tâm lý và giúp đỡ về mặt thuốc men.

          Về mặt thuốc men, phương pháp phổ biến nhất là thay nicotine bằng cách nhai kẹo cao su, thuốc xịt mũi, v.v… Những thứ này được dùng để giảm ham muốn hóa học của việc hút thuốc và có thể mua ở các hiệu thuốc. Ngoài ra còn có Bupropion (Zyban), Varenicline (Champix) là những loại thuốc uống theo chỉ định của bác sỹ và có một số tác dụng phụ đi kèm.

          Về mặt tâm l‎ý, nói chuyện với các nhóm của những người ngưng hút thuốc, các chuyên gia tâm l‎ý về ngưng hút thuốc, v.v… đều góp phần giúp việc ngưng hút thuốc có hiệu quả hơn.

          *Mong rằng bạn nào đang cố gắng bỏ thuốc lá sẽ cố gắng đến cùng! Quan trọng nhất vẫn là ý chí của bản thân mà thôi.... Cầu chúc cho bạn thành công!!!


      28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

      Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

      Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916316 028

          Tổng số lượt truy cập: 1388033 Số người đang online: 382
          “ Hãy từ bỏ ma túy để tìm lại giá trị đích thực của mình ”
          Copyright © 2012 Tuvancairuou.com - tuvanmatuy.com All Rights Reserved.


          Thiết kế và Quảng cáo :

          Quang cao tren google và  quang cao tren mang bởi Công ty VNPEC

          Links:cai nghiện ma túy, cai nghien ma tuy, cai nghiện ma túy tại nhà, cách cai nghiện ma túy, phương pháp cai nghiện ma túy, thuốc cai nghiện ma túy, tác dụng của các loại thuốc cai nghiện ma túy, hướng ẫn sử dụng thuốc cai nghiện,cai nghiện, nguyên nhân nghiện, tư vấn cai nghiện ma túy, tu van cai nghien mua thuoc cai nghien o dau tac hai cua nghien ma tuy cai nghien tai nha tress Giày tây nam