
Tái nghiện là gì?
Tái nghiện ma túy đang là vấn nạn nhức nhối chưa có hồi kết của toàn xã hội. Chọn cách nào để cai nghiện - vào trại, lên núi, gửi vào chùa hay tự xích con ở nhà - vẫn là câu hỏi hóc búa với nhiều gia đình không may mắn.
Trong số nhiều phương pháp cai nghiện ma túy hiện nay, chúng tôi nhận thấy nổi lên một quan điểm khá mới mẻ. Đó là cần hiểu rõ về tình trạng nghiện để giúp đỡ người muốn cai ma túy, chứ không nên quá lệ thuộc, ảo tưởng vào thuốc, biện pháp mạnh hay ý chí của người nghiện.
Không phải tất cả mọi người đã hồi phục đều có thể duy trì được việc ngưng sử dụng suốt đời. Khi họ sử dụng lại, thì gọi là tái nghiện. Có những người tái nghiện tới vài lần. Giống như những căn bệnh kinh niên như tiểu đường, hen suyễn với những triệu chứng cứ đến rồi đi, tái nghiện là vấn đề phổ biến và thường xuyên của người nghiện. Quan trọng là người bị tái nghiện quay lại điều trị ngay lập tức, tìm hiểu về những nguyên nhân chính gây tái nghiện, và cải thiện những kỹ năng nhằm đối đầu với tình huống nguy cơ. Khi chẳng may tái nghiện, không nên quá xấu hổ tới mức phải ngần ngại, giấu giếm. Hãy đặt nhu cầu bảo vệ sức khỏe lên trên hết. Việc nhanh chóng quay lại điều trị khi tái nghiện còn thể hiện một khao khát hành động nhằm hướng tới một cuộc sống tự do, thoát khỏi sự lệ thuộc ma túy và rượu.
Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Điều trị ma tuý không phải như cắt ruột thừa hoặc điều trị gãy xương. Mục đích của điều trị cai nghiện là chữa căn bệnh mãn tính, không thể khỏi hẳn sau vài ngày hoặc vài tuần. Điều trị đúng sẽ cho kết quả giảm thiểu việc sử dụng ma tuý, KÉO DÀI thời gian GIỮ SẠCH với chất ma tuý.
Không bao giờ được coi cắt cơn, giải độc là một giải pháp điều trị thực sự với cai nghiện ma tuý, mà đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên và quan trọng để khởi đầu cho một quá trình điều trị cai nghiện LÂU DÀI, LIÊN TỤC.
Tái nghiện - là khi một người đã ngưng sử dụng ma túy và rượu cồn một thời gian, sau đó sử dụng lại. Tuy nhiên, một lần tái nghiện không có nghĩa là người bạn yêu mến không thể PHỤC HỒI.
Trong số nhiều phương pháp cai nghiện ma túy hiện nay, chúng tôi nhận thấy nổi lên một quan điểm khá mới mẻ. Đó là cần hiểu rõ về tình trạng nghiện để giúp đỡ người muốn cai ma túy, chứ không nên quá lệ thuộc, ảo tưởng vào thuốc, biện pháp mạnh hay ý chí của người nghiện.
Không phải tất cả mọi người đã hồi phục đều có thể duy trì được việc ngưng sử dụng suốt đời. Khi họ sử dụng lại, thì gọi là tái nghiện. Có những người tái nghiện tới vài lần. Giống như những căn bệnh kinh niên như tiểu đường, hen suyễn với những triệu chứng cứ đến rồi đi, tái nghiện là vấn đề phổ biến và thường xuyên của người nghiện. Quan trọng là người bị tái nghiện quay lại điều trị ngay lập tức, tìm hiểu về những nguyên nhân chính gây tái nghiện, và cải thiện những kỹ năng nhằm đối đầu với tình huống nguy cơ. Khi chẳng may tái nghiện, không nên quá xấu hổ tới mức phải ngần ngại, giấu giếm. Hãy đặt nhu cầu bảo vệ sức khỏe lên trên hết. Việc nhanh chóng quay lại điều trị khi tái nghiện còn thể hiện một khao khát hành động nhằm hướng tới một cuộc sống tự do, thoát khỏi sự lệ thuộc ma túy và rượu.
Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Điều trị ma tuý không phải như cắt ruột thừa hoặc điều trị gãy xương. Mục đích của điều trị cai nghiện là chữa căn bệnh mãn tính, không thể khỏi hẳn sau vài ngày hoặc vài tuần. Điều trị đúng sẽ cho kết quả giảm thiểu việc sử dụng ma tuý, KÉO DÀI thời gian GIỮ SẠCH với chất ma tuý.
Không bao giờ được coi cắt cơn, giải độc là một giải pháp điều trị thực sự với cai nghiện ma tuý, mà đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên và quan trọng để khởi đầu cho một quá trình điều trị cai nghiện LÂU DÀI, LIÊN TỤC.
Tái nghiện - là khi một người đã ngưng sử dụng ma túy và rượu cồn một thời gian, sau đó sử dụng lại. Tuy nhiên, một lần tái nghiện không có nghĩa là người bạn yêu mến không thể PHỤC HỒI.
25 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc.
Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 - 0916 316 028